1.1 Quản lý chung (20%)
- Tổ chức/tham gia họp kick-off triển khai dự án do PM tổ chức;
- Phân tích đánh giá năng lực thực hiện dự án, lập kế hoạch chi tiết thực hiện dự án được giao;
- Đề xuất nhân sự thực hiện dự án, dự thảo nội quy công trường và chính sách áp dụng cho dự án;
- Tổ chức triển khai thực hiện dự án;
- Kiểm soát sự thay đổi và kịp thời điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án;
- Tổ chức các cuộc họp giao ban hằng ngày, tuần ở công trường để phân công và kiểm tra công việc;
- Báo cáo công việc hằng ngày, tuần cho PM/TP.QLDA;
- Lập báo cáo tổng kết công việc thực hiện sau dự án, tổ chức họp rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
1.2 Quản lý kỹ thuật thi công (5%)
- Tổ chức thực hiện kỹ thuật thi công đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của dự án, đảm bảo hiệu quả;
- Quản lý máy móc thiết bị: Kiểm soát, đánh giá tình trạng hoạt động; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tại công trường.
1.3 Quản lý chất lượng (14%)
- Lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch đảm bảo chất lượng thực hiện dự án bao gồm hệ thống QA/QC, đào tạo, hướng dẫn QC công trường, phương pháp kiểm tra chất lượng, nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu thi công;
- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ thiết kế và các hồ sơ liên quan đến dự án theo thẩm quyền;
- Kiểm tra và ký duyệt các hồ sơ chất lượng từ QC trước khi trình;
- Kiểm tra khối lượng cho thầu phụ/ nhà thầu cung cấp tại dự án trình PM/ Ban Giám đốc ký xác nhận khối lượng.
1.4. Quản lý an toàn (14%)
- Chịu trách nhiệm về an toàn lao động tại hiện trường;
- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện an toàn của các kỹ sư ban điều hành, các đội thi công, nhà thầu phụ và nhà cung cấp.
1.5. Quản lý tiến độ thi công tại hiện trường (17%)
- Lập kế hoạch tiến độ thi công chi tiết, WBS;
- Đánh giá và đề xuất điều chỉnh kịp thời nếu có thay đổi so với kế hoạch đã được phê duyệt để trình PM/Ban Giám đốc.
1.6. Quản lý các bên liên quan (7%)
- Nhận diện các bên liên quan tại dự án, lập kế hoạch và thực hiện quản lý quan hệ với các bên liên quan (họp, giải quyết vấn đề, giao dịch, quan hệ, chăm sóc…);
- Là người đại diện phát ngôn của Công ty tại dự án với các bên liên quan như TVGS chủ đầu tư, các đội thi công, thầu phụ khi được cho phép.
1.7. Quản lý rủi ro (5%)
- Lập kế hoạch quản lý rủi ro;
- Cùng với các bên liên quan ước đoán các rủi ro có thể xảy ra tại hiện trường, phân tích, đánh giá rủi ro, mức độ ảnh hưởng của các rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và báo cáo cho PM/Ban Giám đốc để cùng kiểm soát thực hiện.
1.8. Quản lý nhân sự dự án (4%)
- Lập kế hoạch nhân sự cho dự án trình cấp trên phê duyệt;
- Xây dựng OBS, RAM cho dự án;
- Hướng dẫn, đào tạo, kiểm soát các SE, QA/QC, cán bộ kỹ thuật các đội về các kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện các công việc tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng nhân sự tại dự án, báo cáo bộ phận nhân sự Công ty và Ban Giám đốc.
1.9 Quản lý ngân sách và hợp đồng (4%)
- Lập kế hoạch chi phí của dự án trình cấp trên phê duyệt (bao gồm các chi phí liên quan đến công tác an toàn, cũng như dự phòng các khoản rủi ro);
- Cùng với nhân viên QS kiểm soát việc thực hiện chi phí của dự án đảm bảo không phát sinh chi phí so với kế hoạch được duyệt;
- Tính toán kiểm tra các giá trị phát sinh trình PM/Ban Giám đốc và cùng với PM/Ban Giám đốc đàm phán với khách hàng;
- Theo dõi các mốc hoàn thành của dự án, lên kế hoạch làm việc với các bên liên quan để nghiệm thu, thanh toán và đốc thúc thanh toán;
- Tổng kết chi phí thực hiện dự án, rút kinh nghiệm về quản lý chi phí sau từng dự án.