1. Tham gia quản lý và kiểm soát thiết kế MEP các dự án đầu tư của Công ty (25%)
- Tham gia quản lý thiết kế MEP công trình hạ tầng, thấp tầng, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe, công viên, nhà cao tầng …
+ Kiểm soát toàn bộ nội dung hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế theo quy định, các bất cập, sai sót khi tích hợp sự phù hợp giữa bộ môn MEP với các bộ môn khác như Kiến trúc, Kết cấu, Hạ tầng kỹ thuật;
+ Kiểm tra bóc tách khối lượng tiên lượng chào thầu. Kiểm tra khối lượng giữa BOQ và bản vẽ;
+ Kiểm tra đặc tính kỹ thuật, lựa chọn thiết bị chào thầu, mua hàng cho dự án;
- Tham mưu tư vấn cho Ban lãnh đạo các giải pháp kỹ thuật chuyên môn thuộc MEP, đảm bảo tối ưu chi phí đầu tư;
- Tham gia giải trình, bảo vệ phương án thiết kế với Quản lý nhà nước phục vụ công tác pháp lý dự án;
- Phối hợp đơn vị tư vấn và các phòng ban thực hiện các thủ tục xin thỏa thuận cấp điện, cấp thoát nước, thỏa thuận đấu nối.
- Theo dõi, rà soát các nội dung của bản vẽ và Hợp đồng, đối chiếu các yêu cầu kỹ thuật tổng hợp các vướng mắc, đề xuất hướng xử lý trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
2. Triển khai thực hiện các dự án đầu tư (70%)
- Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Công ty làm chủ đầu tư, các dự án Công ty góp vốn đầu tư hoặc liên doanh, liên kết từ khi lập dự án đến khi đưa công trình vào vận hành và/hoặc chuyển giao bao gồm:
+ Công tác lập, phê duyệt và quản lý tiến độ thi công tổng thể/ tiến độ chi tiết.
+ Công tác nghiệm thu (khối lượng/chất lượng), thanh toán, quyết toán của các gói thầu.
+ Công tác nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao công trình.
- Quản lý MEP trong quá trình thi công:
+ Trực tiếp kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình thi công công trình tại hiện trường, cập nhập thông tin và báo cáo thường xuyên tình hình triển khai công việc và đề xuất các giải pháp kịp thời lên cấp trên.
+ Quản lý và điều phối công việc cũng như tiến độ thi công MEP để phối hợp với các bộ môn liên quan như Kiến trúc, Kết cấu, Hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp với tiến độ chung của dự án.
+ Quản lý vật liệu đầu vào cho các loại vật tư vật liệu dùng cho công trình.
+ Quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng thi công.
- Làm việc, phối hợp với các cơ quan chức năng để có các giấy phép cần thiết liên quan đến hạng mục MEP (điện lực, PCCC, ….) và hoàn thiện công tác nghiệm thu với các cơ quan chức năng.
- Thực hiện công tác tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện đầu tư từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án theo công việc được phân công.
3. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ/ đột xuất và các chức năng nhiệm vụ khác được giao (5%)
YÊU CẦU VỀ CHUYÊN MÔN:
- Đại học trở lên chuyên ngành: Kỹ sư Cơ điện, Kỹ sư Hệ thống Điện, Điện tự động hóa, Thiết bị điện, ...
- Am hiểu về hệ thống thiết bị cơ – điện (Điện, điện nhẹ, cấp thoát nước, điều hòa không khí, an ninh, PCCC…).
- Đã từng chủ trì thiết kế bộ môn MEP là lợi thế.
- Có kiến thức về thủ tục, hồ sơ dự án, pháp lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
- Có kinh nghiệm thi công, giám sát, quản lý dự án.
- Hiểu rõ về các qui chuẩn thiết kế hiện hành.
- Có hiểu biết qui trình thiết kế - thi công và nghiệm thu hệ thống PCCC với cơ quan nhà nước.
KỸ NĂNG CÔNG VIỆC:
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch, viết tốt.
- Có kiến thức và kinh nghiệm về xử lý các vấn đề xung đột trong thiết kế giữa các bộ môn liên quan đến công tác triển khai thiết kế, thi công.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc cao;
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt.
- Kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chức năng và đối tác trong đầu tư dự án (tư vấn thiết kế, nhà thầu, nhà cung cấp, đối tác đầu tư,...).
KINH NGHIỆM TỐI THIÊU: 03-05 năm trong lĩnh vực MEP, ưu tiên có kinh nghiệm là việc cho CĐT.